Có rất nhiều công cụ chat trực tuyến trên website khác nhau, vậy đâu là ứng dụng phù hợp và phổ biến nhất năm 2021 hỗ trợ kinh doanh đạt hiệu quả hơn
Điểm danh các kênh liên hệ thường có trên 1 website
Trên một website giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, chúng ta thường có các kênh giao tiếp với khách hàng:
- Hotline ( nút gọi mobile )
- Email: khách gửi mail trực tiếp hoặc đăng ký qua các form liên hệ, form báo giá….
- Chat trực tuyến (fanpage, zalo, tawk.to…)
Vậy đâu là kênh khách hàng thích dùng nhất?
Tùy vào loại hình hoạt động của bạn mà khách thích sử dụng kênh nào: bán sản phẩm hay kinh doanh dịch vụ, khách đang cần liền, hay đang tìm hiểu.
Dù đang ở tâm thế là người chủ động, nhưng có những người ngại gọi điện. Có thể do họ sợ bị nhân viên kinh doanh đeo bám, nhất là khi họ còn đang muốn tìm kiếm thông tin, so sánh giá, chứ chưa biết thật sự có mua sản phẩm hay không.
Chat trực tuyến đã không còn là “em của ngày hôm qua”
Xuất phát từ tâm lý trên, nhiều người sẽ ưu tiên 2 kênh liên hệ là chat và gửi email.
Trước đây kênh chat trực tuyến rất ít được sử dụng, vì nó yêu cầu khách phải cài đặt sẵn các chương trình chat như fanpage, zalo
Bên cạnh đó, nhiều website không hiển thị được tình trạng online, offline của nick chat, khách chat không được phản hồi, làm giảm sự tin tưởng kênh liên hệ này.
Hiện nay khi được ứng dụng công nghệ, các công cụ chat được lột xác, đã trở thành công cụ không thể thiếu với các doanh nghiệp kinh doanh online.
Với khách hàng
- Không phải cài đặt bất kỳ chương trình gì và có thể chat ngay và luôn.
- Chat thoải mái cả trên máy tính và các thiết bị di động.
- Giảm được chi phí điện thoại đáng kể.
- Không phải chờ phản hồi lâu như email.
Với doanh nghiệp
- Phản hồi ngay lập tức cho khách hàng, giải đáp nhanh chóng các thắc mắc. Không để khách hàng chờ đợi là một điểm cộng cho dịch vụ chất lượng.
- Theo dõi khách đang xem trang nào trên website trong thời gian thực.
- Kiểm tra lịch sử trò chuyện của khách.
- Đánh giá được chất lượng người truy cập website và chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng, từ đó có phương hướng phát triển website phù hợp hơn.
- Khơi thông rào cản liên hệ, bắt dính được các khách hàng tiềm năng đang dạo lướt trên website của bạn.
Có thể tại thời điểm đó, bạn chưa thể chốt sales, do khách hàng cần thêm thời gian trước khi quyết định, nhưng khi bạn đã tạo dựng được sự uy tín và ấn tượng ban đầu tốt, khả năng khách hàng quay lại tìm bạn rất cao.
Kết
Nếu website của bạn hiện không có email hoặc công cụ chat, bắt buộc khách hàng phải liên hệ qua điện thoại. Tuy nhiên họ vẫn cảm thấy thoải mái với website có nhiều kênh liên hệ cho họ lựa chọn.
Hiện tại có khá nhiều phần mềm chat trực tuyến cơ bản trên website cả miễn phí và tính phí. Một số được ưa chuộng ở Việt Nam là fanpage, zalo, tawk.to…
Xem thêm:
4 Bước Cần Làm Sau Khi Đã Có Website
Những Việc Cần Làm Sau Khi Có Website Chuẩn Seo
Liên hệ Zweb để được tư vấn về các công cụ chat trực tuyến trên website nhé.
- 29/07/2021
- Thành Lâm
- Marketing Online